Kho vi lam... vo sep!

Tags:
Số lượt xem: 122
Gửi lúc 11:55' 22/06/2009

Khổ vì làm... vợ sếp!

Bận rộn là điệp khúc quen thuộc của các ông chồng làm sếp. Trường hợp chồng tối mắt tối mũi với công việc, quên bẵng trách nhiệm làm chồng, làm cha trong gia đình không hiếm.

Bận rộn là điệp khúc quen thuộc của các ông chồng làm sếp. Trường hợp chồng tối mắt tối mũi với công việc, quên bẵng trách nhiệm làm chồng, làm cha trong gia đình không hiếm.


Đám cưới của T.L được tổ chức tại một nhà hàng sang trọng. Bạn bè cô ghen tỵ ra mặt vì một người không công ăn việc làm như L may mắn "vớ bở" anh chồng có tương lai lên sếp của một công ty du lịch. Cho đến khi chồng L được ngồi lên chiếc ghế cao nhất công ty…

Bắt đầu là những buổi đi làm về muộn, miệng nồng nặc mùi rượu. Những bữa cơm tối thưa dần, thay vào đó là cảnh L ôm con chờ chồng bên mâm cơm lạnh ngắt. Về đến nhà, không giải quyết công việc trên điện thoại thì chồng cô cũng ôm máy tính đến tận khuya. Thứ Bảy, Chủ nhật, chồng cô cũng không còn rảnh rang đưa vợ con đi chơi, thăm nhà nội, nhà ngoại. Từ một người vui tính, dễ gần, chồng cô biến thành một người khác hẳn, khó tính và cáu bẳn khi con gái nhõng nhẽo hay vợ sơ suất trong lời ăn tiếng nói…

Không tự tin vào bản thân mình rồi mắc chứng "tự kỷ ám thị" cũng là căn bệnh tự phát của nhiều sếp bà. Khi chồng chính thức nhậm chức, hình ảnh đại gia chân dài thường ám ảnh các bà vợ. Trước đây, chị H không bao giờ tỏ ra ghen tuông khi chồng đi sớm về muộn. Vậy mà từ khi chồng được đề bạt lên sếp, chị đột nhiên mắc chứng suy diễn.



Từ khi chồng được đề bạt lên sếp, chị đột nhiên mắc chứng suy diễn

Mỗi khi chồng về muộn hay đi công tác, hết nghi ngờ anh đang "vui vẻ" với cô thư ký xinh đẹp, chị lại tự dằn vặt "biết đâu ông chồng mình có bồ nhí". Chị âm thầm kiểm soát bất cứ cuộc điện thoại hay tin nhắn của chồng. Rút cuộc, lúc nào, chị H cũng trong tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng, nhiều lúc bực bội đến phát điên.

Phần lớn các sếp bà đều chọn cho mình giải pháp "rút hầu bao" để cố níu giữ chút dung nhanh thời xuân sắc. Được các đàn chị rỉ tai kinh nghiệm, M.T quyết định "đại tu toàn bộ". Cô xúng xính trong những bộ cánh model, xài toàn đồ hiệu đắt tiền. Đều đặn một tuần lại thấy T "điểm danh" tại một spa quen thuộc để chăm chút nhan sắc. Mải mê làm đẹp đâm ra việc nhà và con cái T phó thác hết cho chị giúp việc.

Chị N lại mệt mỏi vì những phiền phức khác. Tính chồng chị vốn thanh liêm, không bao giờ nhận hối lộ. Biết vậy nên nhiều nhân viên tính đường đi cửa sau bằng cách làm thân với vợ sếp. Nhìn những món quà giá trị họ mang đến, cũng thích lắm nhưng chị N phải tìm cách khước từ. Đâu đã hết, gần như tuần nào nhà chị cũng hai ba buổi ăn cơm muộn vì những cuộc viếng thăm không hẹn của cấp dưới trong cơ quan chồng. Dần dà, những khoảng thời gian vợ chồng và con cái cùng nghỉ ngơi, chăm sóc nhau đã ít lại ngày càng ít hơn.

Nhiều trường hợp, vợ là cấp dưới của chồng tại cơ quan, phiền phức còn tăng lên gấp bội. Không được đồng nghiệp công nhận năng lực trong công việc là "hệ quả" phổ biến nhất. Người có năng lực thực sự, xứng đáng được cất nhắc lên chức thì lại mang tiếng… nhờ vía chồng.

Chưa kể nhiều đồng nghiệp "trâu buộc ghét trâu ăn" thường xuyên tỉa tót: "Chị cần gì làm, xài lương chồng là đủ". Chị K tâm sự: "Vợ chồng làm cùng phòng bất tiện một nhẽ, chồng làm sếp của vợ càng bất tiện hơn. Bất kể công việc gì tôi cũng phải cố gắng hoàn thành mặc dù mình cũng có thể mắc sai lầm như bao người. Có những lúc mệt mỏi, người khác nghỉ cả tuần không sao nhưng mình vẫn gắng gượng đi làm để chồng đỡ mang tiếng ưu ái vợ".

Không chỉ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân, họ luôn trong tâm thế sẵn sàng hứng chịu búa rìu dư luận. Lỡ ăn mặc luộm thuộm hay nói năng không khéo đều có thể là tâm điểm của những đồng nghiệp nhiều chuyện. Tìm được người đồng nghiệp tốt cũng khó như… lên giời. Ai cũng cảnh giác cao độ với "tay trong" của sếp hay quan hệ với vợ vì… sợ bị trù. Thấm thía điều này, chị V tâm sự: "Lợi đâu chả thấy, chỉ thấy nay người này xì xào, mai người kia chỉ trỏ. Muốn tìm một người đồng nghiệp tốt với mình cũng khó.

Tất cả nhân viên đều "kiềng" ông xã nhà mình vì trong công việc, ông khắt khe và nghiêm khắc vô cùng". Đã thế, những thông tin vỉa hè nghi ngờ lòng chung thủy của anh xã cứ liên tục bay đến tai chị. Ban đầu, cứ nghĩ đơn giản làm cùng cơ quan sẽ dễ quản lý chồng nhưng vào cuộc, chị V không tránh khỏi chạnh lòng và quyết định chuyển sang công ty khác để thanh thản hơn.

Lạt mềm buộc chặt… sếp ông

Giữ chân các ông chồng bình thường đã khó. Việc giữ chân các sếp ông đòi hỏi các bà vợ phải khôn khéo và tế nhị gấp nhiều lần. Nhưng muôn thuở vẫn là… lạt mềm buộc chặt. Nhiều khi chính các bà vợ lại tự hành hạ bản thân và làm lung lay hạnh phúc gia đình mình vì lối suy nghĩ tiêu cực "lên sếp là đổ đốn". Nên chăng, các bà vợ hãy cùng ủng hộ, giúp đỡ chồng trong mọi việc, không nên gây sức ép khiến chồng khó xử.



Các bà vợ hãy cùng ủng hộ, giúp đỡ chồng

Nhiều bà vợ do tính ỷ lại, thấy chồng làm sếp chẳng buồn phấn đấu trong sự nghiệp, số khác quyết định ở nhà tề gia nội trợ, ngày ngày cơm nước, chợ búa làm hậu phương cho chồng. Đôi khi, chính sự ỷ lại vô tình khiến người vợ mất điểm trong mắt các ông chồng. Chính vì vậy, vợ sếp càng nên phấn đấu cho sự nghiệp, khẳng định năng lực cá nhân trong công việc để tự chủ về kinh tế. Không bị phụ thuộc vào túi tiền của chồng.

Trong cuộc sống hàng ngày, các bà vợ phải là "quân sư đắc lực" cho ông xã, biết đưa ra lời khuyên hợp lý hơn cho đức lang quân đang bận trăm công nghìn việc. Một điều tối quan trọng, sếp bà còn phải đảm nhận tốt vai trò của người vợ và người mẹ trong gia đình làm hậu phương vững chắc cho các sếp chồng. Các cụ đã nói "giàu vì bạn, sang vì vợ", để làm đẹp mặt đức lang quân, không chỉ cẩn trọng trong lời ăn, tiếng nói khi giao tiếp, vợ sếp phải là bộ mặt trang điểm cho chồng mỗi khi ngoại giao.

Lạ đời là khi sở hữu trong tay một sếp chồng có tiền, có quyền, nhiều sếp bà lại mơ về những ngày xưa không nhiều tiền, không nhiều quyền lực bên một ông chồng bình thường nhưng quan tâm đúng mực đến vợ con. Nếu biết dung hòa giữa sự nghiệp của chồng và gia đình, ước mơ ấy cũng không quá xa vời!

 Thúy Ngân

Nguồn tin: Theo Truyền hình

Bản gốc: Sức khỏe số - Khổ vì làm... vợ sếp!
Kho vi lam... vo sep! Kho vi lam... vo sep! Reviewed by Bùi Thu Trang on 11:00 Rating: 5

Không có nhận xét nào: