Vì đây là loại bột đường nhiều chất xơ, giúp chống táo bón, nuôi dưỡng vi sinh vật trong đường ruột, ngừa được ung thư niêm mạc ruột.
ảnh minh họa
Trong ký ức của những người từng ăn cơm độn thì khoai, bắp, sắn là món “cực chẳng đã” mới phải ăn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ngô (bắp), khoai là những món rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ngô (bắp), khoai là những món rất tốt cho sức khỏe.
BS Nguyễn Thị Kim Hưng – Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM cho biết:
“Bắp chứa nhiều tiền sinh tố A và chất béo cần thiết cho cơ thể”. Bắp chứa nhiều chất xơ, những ai muốn giảm cân nên thay thế một phần tinh bột bằng bắp. Tại các chợ, siêu thị có bán hạt bắp dùng để nấu các món xúp bắp, bắp xào tôm, bánh bắp.
Bắp nguyên trái tươi có thể cắt khúc nấu canh, nấu lẩu cho món ăn vì vị ngọt thanh (người Nhật thường dùng bắp để nấu nước lèo), ở vùng thôn quê Việt Nam còn có món canh bắp nấu với rau mồng tơi, rau dền, rau bồ ngót... ăn rất ngọt và ngon.
Bắp nếp nấu chín, ăn với mắm sặc hoặc mắm linh trộn đường, thính, xả, ớt cũng là món nhiều người “ghiền”.
Theo BS Đào Thị Yến Phi – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM thì:
Khoai củ nói chung cung cấp tinh bột cho khẩu phần hằng ngày. Tuy nhiên, đây là loại bột đường nhiều chất xơ, giúp chống táo bón, nuôi dưỡng vi sinh vật trong đường ruột, ngừa được ung thư niêm mạc ruột.
Trong khoai còn chứa nhiều sinh tố nhóm B giúp chuyển hóa tốt bột đường. Đặc biệt nhất, khoai cung cấp nhiều chất khoáng quan trọng như sắt, kẽm, đồng, magiê… Khoai còn chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể trẻ lâu.
Như vậy, tốt nhất mỗi tuần nên ăn từ hai – ba bữa khoai các loại, mỗi lần khoảng 150g. Nên ăn các món: khoai luộc (khoai lang luộc ăn cả vỏ rất tốt vì vỏ chứa nhiều sinh tố và khoáng chất), chè khoai lang nấu gừng, cà ri nấu với khoai (khoai lang, khoai tây) canh khoai lang nấu sườn non, canh khoai sọ nấu đậu, chả giò nhân khoai môn, xúp khoai tây nấu bơ và nước hầm gà, canh khoai từ nấu cua…
Có một món ăn rất tiện là khoai nướng, thường được bán trên xe đẩy những lúc tiết trời se lạnh.
Trong trường hợp muốn ăn khoai nướng ở nhà, bạn có thể nướng trong lò vi ba (chế độ nướng), món ăn cũng có hương thơm không kém nướng bếp than.
Các món ăn dân dã làm từ khoai cũng khá nhiều và ngon miệng như: khoai nướng, bánh khoai sọ nhân đậu xanh, chè khoai môn cà nhuyễn, bánh khoai mì...
Ăn khoai, bắp còn giúp giảm cân với điều kiện thay thế một phần tinh bột chứ không phải ăn thêm
Trong khoai còn chứa nhiều sinh tố nhóm B giúp chuyển hóa tốt bột đường. Đặc biệt nhất, khoai cung cấp nhiều chất khoáng quan trọng như sắt, kẽm, đồng, magiê… Khoai còn chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể trẻ lâu.
Như vậy, tốt nhất mỗi tuần nên ăn từ hai – ba bữa khoai các loại, mỗi lần khoảng 150g. Nên ăn các món: khoai luộc (khoai lang luộc ăn cả vỏ rất tốt vì vỏ chứa nhiều sinh tố và khoáng chất), chè khoai lang nấu gừng, cà ri nấu với khoai (khoai lang, khoai tây) canh khoai lang nấu sườn non, canh khoai sọ nấu đậu, chả giò nhân khoai môn, xúp khoai tây nấu bơ và nước hầm gà, canh khoai từ nấu cua…
Có một món ăn rất tiện là khoai nướng, thường được bán trên xe đẩy những lúc tiết trời se lạnh.
Trong trường hợp muốn ăn khoai nướng ở nhà, bạn có thể nướng trong lò vi ba (chế độ nướng), món ăn cũng có hương thơm không kém nướng bếp than.
Các món ăn dân dã làm từ khoai cũng khá nhiều và ngon miệng như: khoai nướng, bánh khoai sọ nhân đậu xanh, chè khoai môn cà nhuyễn, bánh khoai mì...
Ăn khoai, bắp còn giúp giảm cân với điều kiện thay thế một phần tinh bột chứ không phải ăn thêm
Bổ xung tinh bột
Reviewed by Bùi Thu Trang
on
01:08
Rating:
Không có nhận xét nào: