PN - Tuổi thọ con người ngày càng cao nên xã hội đang phải đối mặt với một trong những căn bệnh phổ biến của sự lão hóa: loãng xương và gãy xương.
Loãng xương là hậu quả của quá trình hủy xương vượt quá sự sinh xương. Ở nam và nữ, quá trình tạo xương và hủy xương này không hoàn toàn giống nhau, nếu hiểu được sự khác biệt đó sẽ giúp chúng ta dự phòng và điều trị hợp lý.
Diễn biến của khối lượng xương trong suốt cuộc đời trải qua ba pha:
1. Pha tạo xương (đỉnh tạo khối xương) từ thơ ấu đến 20-30 tuổi. Đây là giai đoạn tạo xương tối đa. Vì vậy, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất đạm, calcium và khoáng chất cần thiết cho sự hình thành đỉnh khối xương. Khối xương càng nhiều thì mất xương dần theo thời gian càng ít gây hậu quả loãng xương hơn người có đỉnh khối xương thấp.
2. Pha mất xương sau 30-40 tuổi: giai đoạn này mất xương khá chậm, diễn ra suốt cả cuộc đời với tốc độ bằng nhau giữa hai phái. Nếu một người không đạt được khối xương tối đa, mất xương ở giai đoạn này mới thật sự nghiêm trọng.
Sau 50 tuổi, phái nữ trải qua giai đoạn mất xương rất nhanh do giảm sút hormone nữ. Giai đoạn này nam giới không bị ảnh hưởng, nhưng với những người có kèm suy sinh dục, cũng sẽ mất xương nhanh.
3. Pha mất xương liên quan đến lão hóa: từ 60 tuổi, cả hai phái mất xương như nhau và mất khoảng 20-30% chất xương.
Như vậy, nam giới có thời gian tạo khối xương dài hơn nên khối xương ở nam giới lớn hơn nữ. Đến tuổi trưởng thành, khi nữ phải đối mặt với mất xương lúc mang thai và cho con bú, thì nam giới lại mất xương do hoạt động thể lực quá sức, stress, rượu, thuốc lá và cà phê.
Sự khác biệt khối lượng xương giữa hai phái
Giai đoạn từ lúc sinh đến trước dậy thì: không có sự khác biệt nếu xét về giới tính. Giai đoạn dậy thì sự khác biệt mới rõ rệt. Do giai đoạn trưởng thành của xương kéo dài hơn nên xương con trai to hơn, dài hơn, vỏ xương dày hơn. Khi chiều cao tăng nhanh nhưng mật độ khoáng xương không tăng rõ rệt ở các xương dài khiến xương yếu tạm thời, nên thực tế nhiều trẻ trai tuổi dậy thì bị tăng gãy xương. Nam giới tăng khối xương nhiều và nhanh từ 13-17 tuổi, giảm dần từ 17-20 tuổi. Ở nữ, sau khi có kinh, tăng khối xương sẽ chậm lại và không tăng nhiều hai năm sau đó. Đến khoảng 30 tuổi, đỉnh khối xương của nam cao hơn nữ 30%. Mật độ xương ở hai phái tương đối không thay đổi cho đến tuổi trung niên. Khi mãn kinh phụ nữ bị mất xương rất nhanh, kéo dài 10-15 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, trước khi bước sang pha mất xương mãi mãi của tuổi già.
Sự khác biệt về mất xương ở hai phái: cách sống, hoạt động thể lực, dinh dưỡng, di truyền… đều ảnh hưởng đến sự mất xương. Yếu tố di truyền quyết định đến 60% mật độ xương của bạn. Do đó, nếu mẹ có gãy xương hông, con gái có nhiều nguy cơ gãy xương hơn người cùng tuổi không có mẹ gãy xương.
Trọng lượng cơ thể là yếu tố quyết định khối lượng xương và xuất độ gãy xương hông. Những người khi già tăng thể trọng đến 50% nguy cơ gãy xương hông giảm đi sáu lần so với người phụ nữ không mập hơn khi có tuổi. Tập thể dục không những làm tăng mật độ xương mà còn giúp tăng sức cơ, làm khớp linh hoạt, tăng sự thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã. Nghiện rượu làm chậm luân chuyển xương và tăng nguy cơ té ngã. Thuốc lá làm tăng tốc độ mất xương ở cả hai phái. Uống cà phê lượng nhiều cũng làm giảm khối xương.
Can thiệp dự phòng loãng xương
Khối lượng xương và nguy cơ loãng xương chịu ảnh hưởng của di truyền và cách sống nên can thiệp vào cách sống là phương pháp tốt nhất để đề phòng loãng xương:
• Tăng đỉnh khối xương lúc dậy thì: vận động thể lực, khẩu phần đủ calcium, giữ trọng lượng lý tưởng, không hút thuốc lá.
• Đề phòng mất xương ở tuổi thanh niên: tập thể dục làm chậm mất xương, duy trì tính dẻo dai, năng động trong các cử động, bổ sung calcium và không hút thuốc lá.
• Về già, phục hồi khối lượng xương bị suy giảm: bổ sung calcium và vitamine D để giúp tăng hấp thu calcium, phòng ngừa té ngã.
• Những khác biệt giữa hai phái đòi hỏi bổ sung calcium cho phụ nữ giai đoạn mang thai và cho con bú.
BS Lê Thị Tuyết Hoa
(BV Chợ Rẫy)
(PN)
Loãng xương là hậu quả của quá trình hủy xương vượt quá sự sinh xương. Ở nam và nữ, quá trình tạo xương và hủy xương này không hoàn toàn giống nhau, nếu hiểu được sự khác biệt đó sẽ giúp chúng ta dự phòng và điều trị hợp lý.
Diễn biến của khối lượng xương trong suốt cuộc đời trải qua ba pha:
1. Pha tạo xương (đỉnh tạo khối xương) từ thơ ấu đến 20-30 tuổi. Đây là giai đoạn tạo xương tối đa. Vì vậy, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất đạm, calcium và khoáng chất cần thiết cho sự hình thành đỉnh khối xương. Khối xương càng nhiều thì mất xương dần theo thời gian càng ít gây hậu quả loãng xương hơn người có đỉnh khối xương thấp.
2. Pha mất xương sau 30-40 tuổi: giai đoạn này mất xương khá chậm, diễn ra suốt cả cuộc đời với tốc độ bằng nhau giữa hai phái. Nếu một người không đạt được khối xương tối đa, mất xương ở giai đoạn này mới thật sự nghiêm trọng.
Sau 50 tuổi, phái nữ trải qua giai đoạn mất xương rất nhanh do giảm sút hormone nữ. Giai đoạn này nam giới không bị ảnh hưởng, nhưng với những người có kèm suy sinh dục, cũng sẽ mất xương nhanh.
3. Pha mất xương liên quan đến lão hóa: từ 60 tuổi, cả hai phái mất xương như nhau và mất khoảng 20-30% chất xương.
Như vậy, nam giới có thời gian tạo khối xương dài hơn nên khối xương ở nam giới lớn hơn nữ. Đến tuổi trưởng thành, khi nữ phải đối mặt với mất xương lúc mang thai và cho con bú, thì nam giới lại mất xương do hoạt động thể lực quá sức, stress, rượu, thuốc lá và cà phê.
Sự khác biệt khối lượng xương giữa hai phái
Giai đoạn từ lúc sinh đến trước dậy thì: không có sự khác biệt nếu xét về giới tính. Giai đoạn dậy thì sự khác biệt mới rõ rệt. Do giai đoạn trưởng thành của xương kéo dài hơn nên xương con trai to hơn, dài hơn, vỏ xương dày hơn. Khi chiều cao tăng nhanh nhưng mật độ khoáng xương không tăng rõ rệt ở các xương dài khiến xương yếu tạm thời, nên thực tế nhiều trẻ trai tuổi dậy thì bị tăng gãy xương. Nam giới tăng khối xương nhiều và nhanh từ 13-17 tuổi, giảm dần từ 17-20 tuổi. Ở nữ, sau khi có kinh, tăng khối xương sẽ chậm lại và không tăng nhiều hai năm sau đó. Đến khoảng 30 tuổi, đỉnh khối xương của nam cao hơn nữ 30%. Mật độ xương ở hai phái tương đối không thay đổi cho đến tuổi trung niên. Khi mãn kinh phụ nữ bị mất xương rất nhanh, kéo dài 10-15 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, trước khi bước sang pha mất xương mãi mãi của tuổi già.
Sự khác biệt về mất xương ở hai phái: cách sống, hoạt động thể lực, dinh dưỡng, di truyền… đều ảnh hưởng đến sự mất xương. Yếu tố di truyền quyết định đến 60% mật độ xương của bạn. Do đó, nếu mẹ có gãy xương hông, con gái có nhiều nguy cơ gãy xương hơn người cùng tuổi không có mẹ gãy xương.
Trọng lượng cơ thể là yếu tố quyết định khối lượng xương và xuất độ gãy xương hông. Những người khi già tăng thể trọng đến 50% nguy cơ gãy xương hông giảm đi sáu lần so với người phụ nữ không mập hơn khi có tuổi. Tập thể dục không những làm tăng mật độ xương mà còn giúp tăng sức cơ, làm khớp linh hoạt, tăng sự thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã. Nghiện rượu làm chậm luân chuyển xương và tăng nguy cơ té ngã. Thuốc lá làm tăng tốc độ mất xương ở cả hai phái. Uống cà phê lượng nhiều cũng làm giảm khối xương.
Can thiệp dự phòng loãng xương
Khối lượng xương và nguy cơ loãng xương chịu ảnh hưởng của di truyền và cách sống nên can thiệp vào cách sống là phương pháp tốt nhất để đề phòng loãng xương:
• Tăng đỉnh khối xương lúc dậy thì: vận động thể lực, khẩu phần đủ calcium, giữ trọng lượng lý tưởng, không hút thuốc lá.
• Đề phòng mất xương ở tuổi thanh niên: tập thể dục làm chậm mất xương, duy trì tính dẻo dai, năng động trong các cử động, bổ sung calcium và không hút thuốc lá.
• Về già, phục hồi khối lượng xương bị suy giảm: bổ sung calcium và vitamine D để giúp tăng hấp thu calcium, phòng ngừa té ngã.
• Những khác biệt giữa hai phái đòi hỏi bổ sung calcium cho phụ nữ giai đoạn mang thai và cho con bú.
BS Lê Thị Tuyết Hoa
(BV Chợ Rẫy)
(PN)
Loãng xương và giới tính
Reviewed by Bùi Thu Trang
on
09:23
Rating:
Không có nhận xét nào: