Nếu bị viêm xoang dai dẳng, nếu gặp chứng viêm da hay dị ứng không có nguyên do, bạn cần phải tìm đến một... nha sĩ. Điều tưởng chừng rất vô lý này chính là phát hiện mới nhất của giới y khoa. Một cái miệng không được chăm sóc kỹ không chỉ khiến răng bị sâu mà vi khuẩn từ miệng có thể lan rộng khắp cơ thể. Chúng rình rập, đợi khi cơ thể suy yếu để làm khởi phát đủ các loại bệnh và quật ngã bệnh nhân.
500 loại mầm bệnh ở răng miệng
Cách đây chưa lâu, người ta mới hiểu rằng sâu răng và những bệnh vùng quanh răng là những bệnh nhiễm khuẩn. Sự tiến bộ trong những năm gần đây về miễn dịch học, sinh vật học hay sinh học phân tử đã làm thay đổi cách nhìn những bệnh này. Một phương pháp hữu hiệu để ngừa sâu răng là hướng dẫn trẻ em cách chải răng, đồng thời giải thích cho chúng biết những mảng vàng bám trên răng là những khối vi sinh vật sẽ tăng trưởng và sinh sản nếu không bị trục xuất thường xuyên. Dưới kính hiển vi, người ta nhận ra 500 loại mầm bệnh thường trực trong miệng chúng ta.
Tất cả chúng ta đều có những tạp khuẩn cộng sinh đảm nhận chức năng bảo vệ răng miệng. Nhưng trong đám vi sinh vật vô hại ấy luôn trà trộn một số loài hiểm ác như streptocoque và những loại khác gây sâu răng nếu bám vào men răng và khi có đường (đồ ngọt), chúng sẽ tiết ra những acid làm mất chất khoáng của răng - bước đầu tiên trong việc gây sâu răng. Vệ sinh răng miệng kém (dù không phải lý do duy nhất) cũng tạo nên sự mất cân bằng về số lượng vi sinh vật: kẻ hiền mất đi, kẻ ác thay thế. Sự lão hoá của các mảng bám răng sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của bệnh: những lớp bề mặt nhận được oxy trong khi lớp sâu không nhận được nữa. Tức là những tạp khuẩn bình thường hiếu khí bị thay thế bằng những mầm bệnh kỵ khí, trong số đó có vi khuẩn Gram (-) gây những bệnh vùng quanh răng.
Hôn nhau cũng nguy hiểm
Những tổn thất (sâu răng, phá huỷ mô) do các mầm bệnh gây ra sẽ tạo thuận lợi cho sự sinh sôi nảy nở và phân tán những vi sinh vật khác. Chúng có thể sống trong miệng mà không gây ra điều gì bất thường, nhưng sẽ trở nên nguy hiểm khi tiến vào hệ tuần hoàn. Thông với môi trường bên ngoài qua tiếp xúc với không khí và thực phẩm, miệng không phải là chỗ vô trùng. Tuy nhiên, bình thường miệng được bảo vệ chu đáo: nước bọt tạo sự bảo vệ mang tính cơ học do chúng thường xuyên lau sạch bề mặt của răng và màng nhầy. Nước bọt cũng chứa một kho vũ khí về vi khuẩn và miễn dịch: một số mầm bệnh như virut gây sổ mũi sẽ bị vô hiệu hoá nhanh chóng do những enzime của nước bọt. Thế nhưng, vẫn có những loài virut khác nhau hay loài streptocoque được trang bị "hùng hậu" chống lại được sự bảo vệ đó. Bằng chứng: hôn nhau là lối lây nhiễm cổ điển chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (với triệu chứng sốt, viêm họng loét...).
Bệnh sâu răng đe dọa tim
Răng là một trong những cơ quan rất hiếm của cơ thể con người tiếp xúc với cả môi trường bên ngoài lẫn môi trường bên trong. Một răng sâu chạm tuỷ răng là một vết thương há miệng luôn mở lối vào cơ thể cho các loại vi khuẩn. Mầm bệnh xâm nhập từ răng, đến chân răng - tức là mô xương - rồi đi vào máu. Từ lúc này, mầm bệnh có thể đi khắp cơ thể và đóng ở bất kỳ chỗ nào. Chẳng hạn chứng viêm xương ở gót chân có thể biến mất sau khi nhổ một răng hàm! Do một sự rủi ro, mầm bệnh có thể đến trú ở tim. Theo những thống kê gần đây, 30%-50% trường hợp viêm màng trong tim có nguồn gốc từ răng miệng. Bệnh tim bẩm sinh sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn trong máu đến trú ở tim. Mặc dù đã có kháng sinh và những tiến bộ về phẫu thuật, song trong số 1.300 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm ở Pháp, 260 người đã bị tử vong.
Răng lợi yếu - sức khoẻ bị đe dọa
Bệnh viêm quanh răng (ở những mô trụ lợi, dây chằng xương của răng) cũng là một nỗi đe dọa nghiêm trọng ngang với sâu răng. Khi người mắc bệnh này nhai một quả táo cứng hay một vỏ bánh mỳ làm xước màng nhầy sẽ khiến mầm bệnh xâm nhập vào chỗ tổn thương. Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ với những người dưới 60 tuổi, bị bệnh viêm quanh răng cũng là một yếu tố gây nguy cơ tim mạch ngang với chứng cao huyết áp. Độc chất của vi khuẩn vào máu qua lợi viêm, tạo thuận lợi cho sự hình thành các cục máu gây chứng huyết khối. Một tài liệu y học của Mỹ xuất bản năm 2007 kết tội bệnh viêm quanh răng đã làm tăng 7,5 lần nguy cơ sinh sớm ở thai phụ và sinh ra những đứa trẻ dưới 2,5kg. Những mầm bệnh ở răng lợi tiết ra nội độc tố, theo hệ tuần hoàn của người mẹ đến nhau và làm tăng sự sản xuất prostaglandine trong nước ối, tạo thuận lợi cho sự co giãn sớm cổ tử cung, gây nên tình trạng sinh sớm. Một răng sâu không được chữa trị hay một áp-xe lợi có thể làm hại sự phát triển của phôi, gây sảy thai hay làm tăng nguy cơ sốt sản. Vì vậy, phụ nữ có thai được khuyên nên chăm sóc răng cẩn thận.
Ruột, xoang, phổi cũng là nạn nhân của răng sâu
Theo đường máu không phải là lối lan truyền độc nhất của vi khuẩn. Nuốt mủ cũng mở ra những xa lộ khác cho vi khuẩn: răng, lợi nhiễm khuẩn thường xuyên tiết mủ mà khi người ta vô tình nuốt nó, nguy cơ lây nhiễm đường tiêu hoá sẽ xảy ra ở bất kỳ nơi nào, từ thực quản đến trực tràng. Một vi khuẩn từ răng có thể lan theo chuỗi: mầm bệnh đi vào ống dẫn tuyến nước bọt, gây viêm tuyến nước bọt (bệnh quai bị). Một số mầm bệnh còn lên đến xoang: viêm xoang hàm do răng là hậu quả của một quá trình nhiễm khuẩn từ một răng lan đến màng nhầy của xoang. Xoang viêm biểu hiện bằng cảm giác đau dưới mắt, đau tăng lên khi ấn vào, ho hay tiếp xúc với răng liên quan (thường là răng hàm thứ nhất hay răng tiền hàm thứ hai ở hàm trên), xoang bị viêm nhanh chóng trở thành trạm tiếp sức cho những mầm bệnh ác hiểm nhất và có thể lan đến tận hốc mắt, gây viêm giác mạc, viêm kết mạc.
Theo đường hô hấp, một vi khuẩn ở khoang miệng có thể bị hít vào đến cuống phổi, gây viêm phổi và viêm cuống phổi. Cũng vậy, một mối đe doạ thật sự cũng xảy ra với bệnh nhân được đặt ống nội khí quản khi gây mê: ống xông đi qua miệng không ở trạng thái hoàn hảo khiến vi khuẩn theo ống tiến đến phổi.
Nguy cơ đối với bệnh nhân được phẫu thuật
Đương nhiên, những biến chứng có nguồn gốc từ răng thường xảy ra và đối với những người sức khỏe yếu. Việc nạo cao răng bình thường có thể biến thành một động tác tai hại gây tổn thương. Vì vậy, mới có những đòi hỏi khắt khe về trạng thái răng: răng miệng phải thật sạch sẽ và những người mắc bệnh tim có nguy cơ bị viêm màng trong tim hoặc những người mang bộ phận giả ở háng không được mang hàm giả. Những đòi hỏi này không chỉ liên quan đến người mắc bệnh mạn tính (đái tháo đường, suy thận, suy giảm miễn dịch...) mà cả những ai phải dùng thuốc kháng viêm (vì dùng thuốc này lâu dài sẽ làm yếu hệ miễn dịch). Để đề phòng sự bội nhiễm nơi những bệnh nhân được phẫu thuật, trước một cuộc mổ dạ dày, thực quản, tim, chỉnh hình ... việc chuẩn bị vệ sinh răng miệng thường xuyên là cách chắc chắn nhất nhằm đề phòng và chống lại bệnh tật.
Lê Anh(Theo News Siences)
(suckhoe-doisong
500 loại mầm bệnh ở răng miệng
Cách đây chưa lâu, người ta mới hiểu rằng sâu răng và những bệnh vùng quanh răng là những bệnh nhiễm khuẩn. Sự tiến bộ trong những năm gần đây về miễn dịch học, sinh vật học hay sinh học phân tử đã làm thay đổi cách nhìn những bệnh này. Một phương pháp hữu hiệu để ngừa sâu răng là hướng dẫn trẻ em cách chải răng, đồng thời giải thích cho chúng biết những mảng vàng bám trên răng là những khối vi sinh vật sẽ tăng trưởng và sinh sản nếu không bị trục xuất thường xuyên. Dưới kính hiển vi, người ta nhận ra 500 loại mầm bệnh thường trực trong miệng chúng ta.
Tất cả chúng ta đều có những tạp khuẩn cộng sinh đảm nhận chức năng bảo vệ răng miệng. Nhưng trong đám vi sinh vật vô hại ấy luôn trà trộn một số loài hiểm ác như streptocoque và những loại khác gây sâu răng nếu bám vào men răng và khi có đường (đồ ngọt), chúng sẽ tiết ra những acid làm mất chất khoáng của răng - bước đầu tiên trong việc gây sâu răng. Vệ sinh răng miệng kém (dù không phải lý do duy nhất) cũng tạo nên sự mất cân bằng về số lượng vi sinh vật: kẻ hiền mất đi, kẻ ác thay thế. Sự lão hoá của các mảng bám răng sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của bệnh: những lớp bề mặt nhận được oxy trong khi lớp sâu không nhận được nữa. Tức là những tạp khuẩn bình thường hiếu khí bị thay thế bằng những mầm bệnh kỵ khí, trong số đó có vi khuẩn Gram (-) gây những bệnh vùng quanh răng.
Hôn nhau cũng nguy hiểm
Những tổn thất (sâu răng, phá huỷ mô) do các mầm bệnh gây ra sẽ tạo thuận lợi cho sự sinh sôi nảy nở và phân tán những vi sinh vật khác. Chúng có thể sống trong miệng mà không gây ra điều gì bất thường, nhưng sẽ trở nên nguy hiểm khi tiến vào hệ tuần hoàn. Thông với môi trường bên ngoài qua tiếp xúc với không khí và thực phẩm, miệng không phải là chỗ vô trùng. Tuy nhiên, bình thường miệng được bảo vệ chu đáo: nước bọt tạo sự bảo vệ mang tính cơ học do chúng thường xuyên lau sạch bề mặt của răng và màng nhầy. Nước bọt cũng chứa một kho vũ khí về vi khuẩn và miễn dịch: một số mầm bệnh như virut gây sổ mũi sẽ bị vô hiệu hoá nhanh chóng do những enzime của nước bọt. Thế nhưng, vẫn có những loài virut khác nhau hay loài streptocoque được trang bị "hùng hậu" chống lại được sự bảo vệ đó. Bằng chứng: hôn nhau là lối lây nhiễm cổ điển chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (với triệu chứng sốt, viêm họng loét...).
Bệnh sâu răng đe dọa tim
Răng là một trong những cơ quan rất hiếm của cơ thể con người tiếp xúc với cả môi trường bên ngoài lẫn môi trường bên trong. Một răng sâu chạm tuỷ răng là một vết thương há miệng luôn mở lối vào cơ thể cho các loại vi khuẩn. Mầm bệnh xâm nhập từ răng, đến chân răng - tức là mô xương - rồi đi vào máu. Từ lúc này, mầm bệnh có thể đi khắp cơ thể và đóng ở bất kỳ chỗ nào. Chẳng hạn chứng viêm xương ở gót chân có thể biến mất sau khi nhổ một răng hàm! Do một sự rủi ro, mầm bệnh có thể đến trú ở tim. Theo những thống kê gần đây, 30%-50% trường hợp viêm màng trong tim có nguồn gốc từ răng miệng. Bệnh tim bẩm sinh sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn trong máu đến trú ở tim. Mặc dù đã có kháng sinh và những tiến bộ về phẫu thuật, song trong số 1.300 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm ở Pháp, 260 người đã bị tử vong.
Răng lợi yếu - sức khoẻ bị đe dọa
Bệnh viêm quanh răng (ở những mô trụ lợi, dây chằng xương của răng) cũng là một nỗi đe dọa nghiêm trọng ngang với sâu răng. Khi người mắc bệnh này nhai một quả táo cứng hay một vỏ bánh mỳ làm xước màng nhầy sẽ khiến mầm bệnh xâm nhập vào chỗ tổn thương. Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ với những người dưới 60 tuổi, bị bệnh viêm quanh răng cũng là một yếu tố gây nguy cơ tim mạch ngang với chứng cao huyết áp. Độc chất của vi khuẩn vào máu qua lợi viêm, tạo thuận lợi cho sự hình thành các cục máu gây chứng huyết khối. Một tài liệu y học của Mỹ xuất bản năm 2007 kết tội bệnh viêm quanh răng đã làm tăng 7,5 lần nguy cơ sinh sớm ở thai phụ và sinh ra những đứa trẻ dưới 2,5kg. Những mầm bệnh ở răng lợi tiết ra nội độc tố, theo hệ tuần hoàn của người mẹ đến nhau và làm tăng sự sản xuất prostaglandine trong nước ối, tạo thuận lợi cho sự co giãn sớm cổ tử cung, gây nên tình trạng sinh sớm. Một răng sâu không được chữa trị hay một áp-xe lợi có thể làm hại sự phát triển của phôi, gây sảy thai hay làm tăng nguy cơ sốt sản. Vì vậy, phụ nữ có thai được khuyên nên chăm sóc răng cẩn thận.
Ruột, xoang, phổi cũng là nạn nhân của răng sâu
Theo đường máu không phải là lối lan truyền độc nhất của vi khuẩn. Nuốt mủ cũng mở ra những xa lộ khác cho vi khuẩn: răng, lợi nhiễm khuẩn thường xuyên tiết mủ mà khi người ta vô tình nuốt nó, nguy cơ lây nhiễm đường tiêu hoá sẽ xảy ra ở bất kỳ nơi nào, từ thực quản đến trực tràng. Một vi khuẩn từ răng có thể lan theo chuỗi: mầm bệnh đi vào ống dẫn tuyến nước bọt, gây viêm tuyến nước bọt (bệnh quai bị). Một số mầm bệnh còn lên đến xoang: viêm xoang hàm do răng là hậu quả của một quá trình nhiễm khuẩn từ một răng lan đến màng nhầy của xoang. Xoang viêm biểu hiện bằng cảm giác đau dưới mắt, đau tăng lên khi ấn vào, ho hay tiếp xúc với răng liên quan (thường là răng hàm thứ nhất hay răng tiền hàm thứ hai ở hàm trên), xoang bị viêm nhanh chóng trở thành trạm tiếp sức cho những mầm bệnh ác hiểm nhất và có thể lan đến tận hốc mắt, gây viêm giác mạc, viêm kết mạc.
Theo đường hô hấp, một vi khuẩn ở khoang miệng có thể bị hít vào đến cuống phổi, gây viêm phổi và viêm cuống phổi. Cũng vậy, một mối đe doạ thật sự cũng xảy ra với bệnh nhân được đặt ống nội khí quản khi gây mê: ống xông đi qua miệng không ở trạng thái hoàn hảo khiến vi khuẩn theo ống tiến đến phổi.
Nguy cơ đối với bệnh nhân được phẫu thuật
Đương nhiên, những biến chứng có nguồn gốc từ răng thường xảy ra và đối với những người sức khỏe yếu. Việc nạo cao răng bình thường có thể biến thành một động tác tai hại gây tổn thương. Vì vậy, mới có những đòi hỏi khắt khe về trạng thái răng: răng miệng phải thật sạch sẽ và những người mắc bệnh tim có nguy cơ bị viêm màng trong tim hoặc những người mang bộ phận giả ở háng không được mang hàm giả. Những đòi hỏi này không chỉ liên quan đến người mắc bệnh mạn tính (đái tháo đường, suy thận, suy giảm miễn dịch...) mà cả những ai phải dùng thuốc kháng viêm (vì dùng thuốc này lâu dài sẽ làm yếu hệ miễn dịch). Để đề phòng sự bội nhiễm nơi những bệnh nhân được phẫu thuật, trước một cuộc mổ dạ dày, thực quản, tim, chỉnh hình ... việc chuẩn bị vệ sinh răng miệng thường xuyên là cách chắc chắn nhất nhằm đề phòng và chống lại bệnh tật.
Lê Anh(Theo News Siences)
(suckhoe-doisong
Những nguy cơ tử Răng
Reviewed by Bùi Thu Trang
on
10:08
Rating:
Không có nhận xét nào: