Gửi lúc 10:56' 03/07/2009
Không nên cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ăn thạch
Thạch rau câu vốn là món ăn ngon, bổ, mát rất có lợi cho sức khỏe và được nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 3 trẻ bị tử vong do món ăn này.Thạch rau câu vốn là món ăn ngon, bổ, mát rất có lợi cho sức khỏe và được nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 3 trẻ bị tử vong do món ăn này.
"Trong số các dị vật đường thở thường gặp thì thạch là loại dị vật gây tổn thương nặng nề nhất cho trẻ. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể về số trẻ mắc và tình trạng bệnh nhưng phần lớn trẻ hóc thạch đều có hậu quả là phải sống thực vật hoặc tử vong", BS Hoàng Đình Ngọc, Phó Giám đốc Viện Tai mũi họng TƯ khẳng định.
Cũng vì hóc thạch do người lớn sơ ý để trẻ tự ăn, nên trong tháng 4/2009, bé P.V. H (2 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) đã phải chịu cái chết oan uổng. Khi người giữ trẻ phát hiện ra bé H. bị hóc thạch thì cháu đã ở trong tình trạng khó thở, người tím tái. Dù được gia đình nhanh chóng đưa tới bệnh viện gần nhà để cấp cứu nhưng bé H. không qua khỏi. Trước đó không lâu, bé trai mới 8 tháng tuổi, con chị H.T.H. (xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) cũng bị tử vong do hóc thạch dừa. Khi thấy cháu có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái, gia đình vội vã đưa cháu tới tới Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị cấp cứu nhưng do thiếu ôxy nên cháu đã tử vong ngay trên đường đi.
Dị vật khó gắp
BS Ngọc giải thích, thông thường khi thức ăn chạm vào gốc lưỡi thì đường thở đóng lại, thức ăn sẽ qua thực quản xuống dạ dày. Tuy nhiên nếu thức ăn xuống quá nhanh khi đường thở vẫn mở thì sẽ trôi xuống và làm tắc đường thở. Ở trẻ em, phản xạ đóng mở đường thở và đường tiêu hóa chưa được tốt như người lớn, việc hóc dị vật đường thở hay xảy ra và dễ khiến trẻ tử vong trong vòng vài phút giống như bị "chết đuối trên cạn".
Xử trí khi trẻ hóc thạch Trường hợp trẻ bị hóc thạch nói riêng và hóc dị vật đường thở nói chung, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Khi thấy trẻ tím tái, có thể áp dụng nhiệm pháp đặc biệt: Đối với trẻ nhỏ, đặt trẻ lên đùi, đầu để thấp và quay nghiêng, sau đó vỗ vào lưng để thạch bật ra. Đối với trẻ lớn, đặt 2 tay dưới xương ức và tiến hành ấn. Tuy nhiên cả 2 biện pháp này đều đỏi hỏi người sơ cứu phải có kinh nghiệm. Nếu không sẽ khiến bệnh nhân bị khó thở và rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn. Tốt nhất là nên đưa trẻ đến bệnh viện, trong lúc đó cần báo ngay tới BV để kịp thời chuẩn bị trước các trang thiết bị y tế cần thiết cho trẻ. Nguyên tắc phòng tránh Không để trẻ ngậm bất cứ đồ vật nào (đồ chơi, thức ăn, các loại hạt…). Không cười đùa khi ăn uống. Nên cho trẻ ăn trong tư thế ngồi. Điều trị triệt để viêm nhiễm vùng mũi họng. Đồ dùng cho trẻ không nên tính đến khả năng tháo rời, vì sẽ làm tăng nguy cơ tai nạn khi sử dụng. |
Theo Tin Tức
Bản gốc: Sức khỏe số - Không nên cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ăn thạch
Không có nhận xét nào: