Hơn 2600 năm đã qua kể từ khi ông tổ của ngành y là Hypocrat mô tả những biểu hiện của bệnh, câu hỏi “bệnh Gút có chữa khỏi được không” vẫn đang là một thách thức của lịch sử y học thế giới. Thách thức này sẽ không bao giờ có thể vượt qua nếu chúng ta không dũng cảm nhìn nhận lại những sai lầm, thiếu sót của các phương pháp điều trị Gút bấy lâu nay.
Khi nói đến bệnh Gút hầu như chúng ta đều đổ dồn sự quan tâm tới acid uric. Đối với bệnh nhân Gút, acid uric chỉ là một trong số những chất tham gia vào sự hình thành nên muối urat, kết tủa tại khớp, các tổ chức dưới da, trong ống thận, trong lòng mạch…Dù muối urat đã kết tủa tại khớp, nó cũng chỉ là tác nhân nguy cơ gây ra cơn gút cấp. Còn rất nhiều điều kiện khác mới có thể gây ra cơn Gút cấp. Từ khi tăng acid uric máu đến khi xảy ra cơn Gút cấp đầu tiên thường phải trải qua 10 – 20 năm hoặc lâu hơn. Giai đoạn này người ta chỉ gọi là hội chứng tăng acid uric máu (Hyperuricemia) .Có rất ít người biết rằng acid uric còn là một chất có lợi cho cơ thể, nó được tái chế, tái sử dụng cấu trúc nên các ADN và ARN cho nhân tế bào mới của chúng ta. Hàng ngày acid uric vẫn được sinh tổng hợp từ nhân tế bào, từ tế bào chết, và từ các thức ăn có đạm giàu nhân purin.
Nhưng có lẽ sai lầm lớn nhất là cả những người mới bị Gút và cà những bệnh nhân Gút đã bị biến chứng là chỉ quan tâm giải quyết triệu chứng mà quên mất rằng còn cần phải giải quyết hậu quả do Gút để lại và ngăn chặn các tác nhân ngoại sinh có thể làm cho bệnh Gút tiến triển nhanh hơn. Các tác nhân ngoại sinh ấy từ ăn uống, từ tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị nhiều bệnh khác nhau, từ nhiễm độc chì, nhiễm độc asen trong nguồn nước ăn, uống…
Không đi vào vết xe đổ của phương pháp điều trị Gút bấy lâu nay, các nhà khoa học của Viện Gút TP.HCM đã tập trung nghiên cứu toàn diện về bệnh Gút, các nguyên nhân về gien di truyền, các yếu tô về men chuyển hóa, và men tổng hợp, về chức năng gan, chức năng thận về nguyên nhân gây kết tủa muối urat và hậu quả do muối urat để lại trên cơ thể người bệnh… Trong thực tiễn điều trị, các bác sĩ của Viện Gút đã rút ra được những kinh nghiệm vô cùng quý báu là không thể điều trị thành công bệnh Gút nếu không chẩn đoán và điều trị tất cả các các bệnh kèm theo Gút. Kinh nghiệm đó đã mang đến sự thành công trong điều trị toàn diện cho hàng ngàn bệnh nhân đã và đang điều trị tại các phòng khám của Viện Gút.
Đặc biệt từ đầu năm 2010 đến nay, Viện Gút TP. HCM đã có những bước đột phá khi điều trị và cứu chữa thành công cho những bệnh nhân Gút bị biến chứng nặng sang nhiều bệnh khác nhau như: Suy gan, suy thận, phù nề, giữ nước, nhiễm trùng kéo dài do vỡ tophi, loãng xương, biến dạng xương khớp. Những bệnh nhân này cùng lúc mang nhiều chứng bệnh, bệnh nào cũng nặng, nếu tiếp tục điều trị theo phương pháp cũ, sẽ càng làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, nhiều trường hợp có nguy cơ tử vong. Nhiều bệnh nhân đang chuẩn bị vào giai đoạn kết thúc điều tri với việc phục hồi toàn diện hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Thành công đó dựa trên 2 yếu tố :
- Điều trị toàn diện bệnh Gút và các bệnh kèm theo của Gút.
- Kiểm soát điều trị, ngăn chặn các tác động ngoại sinh làm cho bệnh Gút nặng hơn như : giúp bệnh nhân kiểm soát chế độ dinh dưỡng, chỉ sử dụng trong trường hợp tối cần thiết các thuốc chống viêm giảm đau bằng tây y để tránh tác dụng phụ. Điều trị giải quyết hậu quả và phục hồi các cơ quan bị bệnh hoàn toàn bằng các loại thuốc có gốc từ thảo dược Việt Nam do các nhà khoa học của Viện Gút nghiên cứu và bào chế đã đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Như lời của PGS Tiến sĩ Phan Văn Các, PGĐ Viện Gút khi trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình TP.HCM “Chúng tôi dám đương đầu với thách thức của lịch sử y học thế giới trong bệnh Gút”, lần đầu tiên Việt Nam có cơ hội đi đầu thế giới trong hoạt động điều trị bệnh Gút. Đặc biệt là những bệnh nhân đã bị biến chứng nặng đang sống trong bi quan, tuyệt vọng lần đầu tiên trong lịch sử của bệnh Gút đã có cơ hội để chiến thắng bệnh tật.
GS TS Hoàng Khải Lập & PGS TS Phan Văn Các (ngồi thứ 2 và thứ 3 từ trái sang), trong cuộc tọa đàm về những thành công trong điều trị biến chứng của bệnh Gút do Đài TH TP.HCM thực hiện ngày 27/6/2011 |
Ông Dương Văn Hai, trú tại số nhà 80, đường 49, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM bị bệnh Gút hơn 20 năm, đến Viện Gút từ cuối năm 2009 trong tình trạng bị Gút mạn tính, với nhiều u, cục tophi đã bị vỡ và nhiễm trùng, nhiều cục tophi to gây biến dạng chân tay. Kèm theo Gút là suy thận độ 2, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống Những cơn Gút của ông cứ diễn ra liên tục, vào kéo dài. Ông cũng đã điều trị bằng đủ các phương pháp, nhưng càng chữa thì tình trạng bệnh của ông càng nặng hơn. Sau hơn 1 năm điều trị, những u cục tophi trên 2 bàn chân như gốc cây của ông đã tan và gần trở lại bình thường. Ông không còn bị các cơn đau nhức của Gút và của thoái hóa khớp hành hạ. Tháng 11 và tháng 12 năm 2010 ông đã lên Tây nguyên để thử trong điều kiện thay đổi thời tiết nhưng vẫn không bị tái phát lại. Đặc biệt tình trạng suy thận độ 2 do của ông đã phục hồi hoàn toàn.
Bàn chân của Ông Dương Văn Hai đã gần như phục hồi hoàn toàn sau hơn 1 năm điều trị theo phương pháp của Viện Gút TP. HCM |
Ông Hà Văn Chớ ở Thanh Đa là một bệnh nhân gút bị tiến triển nặng khá nhanh. Ông mới chỉ bị cơn Gút cấp lần đầu tiên vào năm 2004 mà khi đến Viện Gút vào tháng 12/2010 ông đã bị nổi u cục tophi khắp chân tay, cứ 4 – 5 ngày ông lại bị lên cơn Gút cấp một lần mỗi cơn kéo dài cả tuần không dứt. Tophi vỡ bên chân trái của ông làm ngón chân gần như đứt dời. Sau hơn 6 tháng điều trị, ngón chân đã bình phục hoàn toàn, các u cục tophi đã nhỏ được rất nhiều, tình trạng đau nhức của ông đã gần như hết hẳn. Những ai đã từng biết ông trước đây đều không khỏi ngạc nhiên vì sự phục hồi kỳ diệu của ông.
Ông Hà Văn Chớ và sự chuyển biến kỳ diệu sau hơn 6 tháng điều trị |
Những loại thuốc thế hệ mới điều trị đặc biệt hiệu quả bệnh Gút và các bệnh kèm theo của Gút |
Viện Gút
Read more: Viện Gút và kết quả đột phá trong điều trị bệnh Gút
Viện Nghiên cứu bệnh gút
Reviewed by Bùi Thu Trang
on
06:48
Rating:
Không có nhận xét nào: