Hạ nhanh acid uric để được lợi gì ?

Hạ acid uric trong bệnh gút là điều cần thiết tuy nhiên cũng không vì sợ bị gút hoặc muốn mau hết bệnh mà lạm dụng thuốc hạ acid uric.

Bệnh gút (Tiếng anh: gout) dân gian gọi là bệnh thống phong. được cho rằng khi lượng acid uric trong máu tăng cao vươt ngưỡng bão hòa sẽ tích tụ và gây lắng đọng tại khớp, Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây tăng acid uric, việc sử dụng thuốc để làm hạ acid uric trong máu chỉ là một trong nhiều cách, ngoài dùng thuốc ra, việc tập luyện và thay đổi lối sống sinh hoạt cũng rất cần thiết.




Cứ axit uric cao là gút?


Với người Việt Nam, bệnh gút trước đây được xem “bệnh nhà giàu” chỉ những người có điều kiện, ăn uống đầy đủ, nhiều chất đạm mới có thể mắc bệnh. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến nay, số người mắc bệnh gia tăng nhanh chóng ở nước ta, hàng triệu người khổ sở vì bệnh gút. Bệnh gút thường gặp thấy ở người già nhiều hơn ở người trẻ và thường bắt đầu ở lứa tuổi 40 - 60. Đa phần số người bị gút vừa bị sưng ở ngón chân cái, vừa bị đau ở các khớp xương khác như đầu gối, mắt cá cổ chân, cổ tay, ngón tay hay khuỷu tay. Phụ nữ thường bị ở tay.




Nguyên nhân của bệnh gút là do sự tăng cao chất axit uric trong máu. Khi axit uric tăng trong máu mà không được đào thải ra ngoài bằng nước tiểu một cách kịp thời, chúng kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể muối urat, tích tụ ở các khớp xương, các gân, mô, bao khớp và dẫn đến sự viêm, sưng tấy cũng như đau nhức.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Đỗ Thị Xuân Hương – Trưởng Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM, không nên dựa trên tỉ lệ axit uric để đánh giá tình trạng bệnh. Nhiều người tuy có nồng độ axit uric cao nhưng không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh thì không thể chẩn đoán người đó bị bệnh gút. Trong trường hợp này, người đó có thể chỉ bị rối loạn về chuyển hóa axit uric, chưa đến giai đoạn bị gút.

Để xác định chính xác bệnh nhân có bị gút hay không, cần căn cứ vào 2 yếu tố, đó là triệu chứng lâm sàng và nồng độ axit uric thông qua xét nghiệm. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thử bằng cách không cho những thuốc kháng viêm khác, chỉ cho bệnh nhân uống colchicin trong 1 vài ngày để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân.

Khi nào cần dùng thuốc?

Theo bác sĩ Hương, sau khi xét nghiệm, bác sĩ cho biết nồng độ axit uric cao. Nhưng nếu không có biểu hiện của bệnh gút, bạn chưa cần phải uống thuốc điều trị bệnh cũng như thuốc hạ axit uric ngay. Điều đầu tiên cần làm là xem lại chế độ ăn uống, vận động, thay đổi những yếu tố nguy cơ khiến bạn có khả năng tiến triển thành bệnh. Việc uống thuốc không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích. Vì bên cạnh tác dụng trị bệnh, đây cũng là những loại thuốc rất có hại cho cơ thể như ảnh hưởng đến thận, gây dị ứng nặng,…




Trước khi dùng thuốc hạ axit uric cần dựa vào tổng trạng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân đang đau, đang trong cơn gút cấp, việc hạ axit uric không nên được áp dụng ngay, mà cần giúp bệnh nhân bớt đau. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường có các triệu chứng lâm sàng điển hình như: ngón chân cái hai bên không đối xứng (có thể chỉ một bên hoặc cả hai bên), đôi khi hay gặp ở khớp cổ chân hoặc khớp gối. Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị kháng viêm và colchicin. Sau khi bệnh nhân qua trong cơn gút cấp, bệnh nhân mới nên dùng thuốc hạ axit uric. Và khi dùng loại thuốc này, bệnh nhân nên dùng liều từ nhỏ đến cao. Vì thuốc này có thể gây dị ứng khá nguy hiểm.




Có những trường hợp tỉ lệ axit uric cao lưng chừng từ 8-10 mg/dl nhưng không kèm theo triệu chứng nào của bệnh gút thì chưa cần dùng thuốc hạ axit uric. Việc đầu tiên, bệnh nhân cần làm là áp dụng chế độ ăn kiêng, vận động thể lực, tránh rượu bia thuốc lá… Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà nồng độ axit uric vẫn không giảm, để tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến thận, lúc đó cần cho bệnh nhân dùng thuốc hạ axit uric.

“Trong trường hợp axit uric cao cần điều trị, bệnh nhân nên đến bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị đúng đắn” – bác sĩ Hương khuyên.
Hạ nhanh acid uric để được lợi gì ? Hạ nhanh acid uric để được lợi gì  ? Reviewed by Bùi Thu Trang on 20:21 Rating: 5

Không có nhận xét nào: