Hơn 60% bệnh nhân gút khi nhập viện đã chuyển sang giai đoạn mãn tính kèm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Bệnh nhân gút mãn tính khi biến chứng nặng thường có rất nhiều u cục tophi ở bàn tay, bàn chân, khuỷu tay gây biến dạng khớp. Nhiều trường hợp tophi vỡ không liền miệng kéo dài gây nhiễm trùng, có trường hợp đã phải tháo khớp. Trên bệnh nhân gút đã bị biến chứng thường kèm theo tình trạng suy giảm chức năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Th. (52 tuổi, ngụ quận 2-TPHCM) cảm thấy cơ thể đau nhức triền miên, viêm khớp, toàn thân phù nề. Cuối năm 2010, bà đến phòng khám của Viện Gút điều trị trong tình trạng nguy kịch: suy thận, phù nề, giữ nước, đã nổi nhiều cục tophi, các ngón tay biến dạng. Qua tìm hiểu, các bác sĩ (BS) ghi nhận bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid (chống viêm, dị ứng) mỗi lần đau nhức. Sau hơn một tháng điều trị tích cực, bà Th. đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, hết phù nề, giữ nước và sau hơn 6 tháng điều trị, sức khỏe đã phục hồi trở lại, đi vào ổn định. Khi các cơn gút cấp không còn tái phát, chân và tay đã cử động dễ dàng, bà Th. đã lao động bình thường trở lại.
Theo BS Nguyễn Hồng Thu, Giám đốc Viện Gút, thống kê cho thấy hơn 60% bệnh nhân khi đến các phòng khám của Viện Gút đã chuyển sang giai đoạn gút mãn tính có nhiều u cục tophi kèm theo suy giảm chức năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, viêm loét dạ dày, tá tràng… Trong đó khoảng 5% đã bị biến chứng nặng như phù nề, giữ nước, loãng xương, các khớp bị phá hủy gây biến dạng khớp, tophi vỡ khiến nhiễm trùng kéo dài. Số bệnh nhân này cũng bị kháng trị tất cả các loại thuốc điều trị gút hiện có. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do lạm dụng các loại thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc có dexamethason.
Chớ nên chủ quan
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau để điều trị bệnh gút là đáng báo động. Trong cộng đồng, kể cả một số trong giới chuyên môn, vẫn coi tăng acid uric máu là bệnh gút nên gây ra lạm dụng thuốc và điều trị quá mức.
GS-TS-BS Hoàng Khải Lập, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu bệnh gút (trực thuộc Viện Gút), cho biết đang tồn tại một thực trạng đáng lo ngại là rất ít bệnh nhân gút điều trị liên tục theo một BS để được kiểm soát. Do nôn nóng trong điều trị, nhiều người đi khắp các bệnh viện, khi bế tắc, họ tự tìm mua thuốc điều trị, ai mách ở đâu có thuốc “tốt” cũng mua về uống mà không cần tìm hiểu nguồn gốc và công dụng thực.
Những bệnh nhân gút bị biến chứng, kháng trị với các loại thuốc điều trị gút chưa phải đã hết thuốc chữa, họ vẫn có thể đáp ứng và phục hồi tốt nếu hỗ trợ điều trị bằng thảo dược. Kết quả điều trị không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn phụ thuộc vào việc kiểm soát điều trị, trong đó sự tự giác tuân thủ, phối hợp và kiên trì điều trị của bệnh nhân vẫn là yếu tố quan trọng nhất để chiến thắng bệnh gút.
“Gút là một bệnh khớp hầu như có thể điều trị được nhưng việc điều trị diễn ra cẩu thả. Điều trị cẩu thả ở đây không phải là không có thuốc tốt để kiểm soát các cơn gút cấp tái phát mà do chủ quan, nhiều bệnh nhân cẩu thả trong dùng thuốc, cẩu thả trong sinh hoạt, ăn uống để bệnh tiến triển nặng”- GS Hoàng Khải Lập nhận định.
4,2% bệnh nhân kháng trị các loại thuốc
Thống kê tại Mỹ cho thấy hiện nước này có 2,1 triệu người bị gút, trong đó 4,2% bệnh nhân gút mãn tính đã kháng trị với tất cả các loại thuốc điều trị hiện có. Trong khi tình hình bệnh nhân gút đang tăng nhanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới thì hầu như chưa có cơ sở y tế nào điều trị chuyên sâu về nó. Vì vậy, việc có một đơn vị y tế chuyên sâu về gút là rất cần thiết.
Bệnh nhân Trần Thị Th. (quận 2 - TPHCM) trước điều trị (ngày 28-12-2010) và sau điều trị (ngày 27-6-2011)
Phù nề, biến dạngNhiều năm qua, bà Trần Thị Th. (52 tuổi, ngụ quận 2-TPHCM) cảm thấy cơ thể đau nhức triền miên, viêm khớp, toàn thân phù nề. Cuối năm 2010, bà đến phòng khám của Viện Gút điều trị trong tình trạng nguy kịch: suy thận, phù nề, giữ nước, đã nổi nhiều cục tophi, các ngón tay biến dạng. Qua tìm hiểu, các bác sĩ (BS) ghi nhận bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid (chống viêm, dị ứng) mỗi lần đau nhức. Sau hơn một tháng điều trị tích cực, bà Th. đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, hết phù nề, giữ nước và sau hơn 6 tháng điều trị, sức khỏe đã phục hồi trở lại, đi vào ổn định. Khi các cơn gút cấp không còn tái phát, chân và tay đã cử động dễ dàng, bà Th. đã lao động bình thường trở lại.
Theo BS Nguyễn Hồng Thu, Giám đốc Viện Gút, thống kê cho thấy hơn 60% bệnh nhân khi đến các phòng khám của Viện Gút đã chuyển sang giai đoạn gút mãn tính có nhiều u cục tophi kèm theo suy giảm chức năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, viêm loét dạ dày, tá tràng… Trong đó khoảng 5% đã bị biến chứng nặng như phù nề, giữ nước, loãng xương, các khớp bị phá hủy gây biến dạng khớp, tophi vỡ khiến nhiễm trùng kéo dài. Số bệnh nhân này cũng bị kháng trị tất cả các loại thuốc điều trị gút hiện có. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do lạm dụng các loại thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc có dexamethason.
Chớ nên chủ quan
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau để điều trị bệnh gút là đáng báo động. Trong cộng đồng, kể cả một số trong giới chuyên môn, vẫn coi tăng acid uric máu là bệnh gút nên gây ra lạm dụng thuốc và điều trị quá mức.
GS-TS-BS Hoàng Khải Lập, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu bệnh gút (trực thuộc Viện Gút), cho biết đang tồn tại một thực trạng đáng lo ngại là rất ít bệnh nhân gút điều trị liên tục theo một BS để được kiểm soát. Do nôn nóng trong điều trị, nhiều người đi khắp các bệnh viện, khi bế tắc, họ tự tìm mua thuốc điều trị, ai mách ở đâu có thuốc “tốt” cũng mua về uống mà không cần tìm hiểu nguồn gốc và công dụng thực.
Những bệnh nhân gút bị biến chứng, kháng trị với các loại thuốc điều trị gút chưa phải đã hết thuốc chữa, họ vẫn có thể đáp ứng và phục hồi tốt nếu hỗ trợ điều trị bằng thảo dược. Kết quả điều trị không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn phụ thuộc vào việc kiểm soát điều trị, trong đó sự tự giác tuân thủ, phối hợp và kiên trì điều trị của bệnh nhân vẫn là yếu tố quan trọng nhất để chiến thắng bệnh gút.
“Gút là một bệnh khớp hầu như có thể điều trị được nhưng việc điều trị diễn ra cẩu thả. Điều trị cẩu thả ở đây không phải là không có thuốc tốt để kiểm soát các cơn gút cấp tái phát mà do chủ quan, nhiều bệnh nhân cẩu thả trong dùng thuốc, cẩu thả trong sinh hoạt, ăn uống để bệnh tiến triển nặng”- GS Hoàng Khải Lập nhận định.
4,2% bệnh nhân kháng trị các loại thuốc
Thống kê tại Mỹ cho thấy hiện nước này có 2,1 triệu người bị gút, trong đó 4,2% bệnh nhân gút mãn tính đã kháng trị với tất cả các loại thuốc điều trị hiện có. Trong khi tình hình bệnh nhân gút đang tăng nhanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới thì hầu như chưa có cơ sở y tế nào điều trị chuyên sâu về nó. Vì vậy, việc có một đơn vị y tế chuyên sâu về gút là rất cần thiết.
Suy thận, suy gan do bệnh gút biến chứng-Benh gut |Suc khoe doi song
Reviewed by Bùi Thu Trang
on
10:34
Rating:
Không có nhận xét nào: